Mất thăng bằng là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vì chỉ cần ngồi nghỉ ngơi một lát sẽ thấy tình trạng ấy biến mất nên mọi người thường chủ quan. Có thể đó chỉ là do hoạt động sinh lý bình thường. Nhưng nếu cảm giác mất thăng bằng cứ tái đi tái lại thì đó là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác. Mọi người cần chú ý và xác định chính xác để có phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.

mat-thang-bang-la-benh-gi
Mất thăng bằng là bệnh gì

 Mất thăng bằng là gì?

Duy trì thăng bằng là một quá trình liên tục cần sự phối hợp của nhiều cơ quan. Mắt, tai, da, cơ, các cơ quan thụ cảm chịu áp lực liên tục gửi các tín hiệu lên não giúp cơ thể cân bằng.

Mất thăng bằng xảy ra khi có sự mất đồng bộ, quá trình xử lý thông tin bị gián đoạn. Các thông tin đi vào từ não bộ không được truyền đến các cơ quan cảm giác phụ trách định hướng không gian. Bao gồm: tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp. Vì vậy, gây ảnh hưởng đến quá trình giữ thăng bằng.

Khiến cơ thể người bệnh cảm giác không cân bằng. Đi đứng trên bề mặt bằng phẳng nhưng không vững vàng, loạng choạng. Hoặc cảm giác giống như say rượu. Không cảm nhận phương hướng, làm người bệnh không thể giữ thăng bằng và té ngã.

Nguyên nhân gây mất thăng bằng

Do tâm lý

Cảm giác mất thăng bằng do tâm lý là cảm giác sợ té ngã. Bệnh nhân sợ ngã nhưng thật sự không bao giờ bị ngã. Thường xảy ra ở nơi công cộng, nơi đông người, không bao giờ xảy ra khi chỉ có một mình. Ngoài ra không có sự thay đổi gì cả khi làm động tác xoay đầu. Những biểu hiện này thường xảy ra trong tình trạng lo lắng, căng thẳng.

Do teo tiểu não

Tiểu não có chức năng chính là kiểm soát sự vận động của cơ thể. Một khi tiểu não bị teo, bệnh nhân khó có thể giữ thăng bằng và phối hợp các động tác. Dẫn đến tình trạng run chân run tay, đi khập khiễng, mất thăng bằng, hai chân bước không theo đường thẳng mà theo hình zig-zac. Khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói, dễ bị té ngã, chấn thương…Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí gây tử vong.

Teo tiểu não là kết quả của quá trình thoái hóa (chết) hàng loạt tế bào thần kinh của tiểu não. Thủ phạm gây chết tế bào thần kinh là các gốc tự do. Có nguồn gốc nội sinh như: stress hoặc sinh ra trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Và ngoại sinh như: thức ăn, tia phóng xạ, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, thuốc chữa bệnh…

Do bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động. Xảy ra do thoái hóa một nhóm tế bào nhân xám ở đáy não. Và làm giảm sút chất dẫn truyền thần kinh có tên là doopamin. Chất này có nhiệm vụ giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát các cơ bắp. Bệnh không phát triển ngay lập tức, đôi khi sự khởi đầu của bệnh này là một chấn động hầu như không đáng kể.

Khi mắc bệnh Parkinson, tư thế của người bệnh có thể bị bẻ cong hoặc có vấn đề về mất cân bằng. Khiến người bệnh gặp khó khăn khi giữ thăng bằng và không đứng vững, khi đi dễ bị ngã. Dáng người hơi còng xuống hoặc đầu hướng về phía trước. Ngoài ra giảm khả năng thực hiện các động tác vô thức, bao gồm cả chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa cánh tay khi đi bộ. Đặc biệt run thường gặp nhất ở tay, cũng có thể xảy ra ở các cơ miệng dẫn tới run môi. Các triệu chứng đi kèm khác như: cứng cơ, chậm vận động, thay đổi cách nói…

nguyen-nhan-gay-mat-thang-bang
Nguyên nhân gây mất thăng bằng

Do tổn thương não

Não có chức năng chỉ đạo trực tiếp các cơ co hoặc giãn để thư giãn và cũng có thể gửi thông tin qua mắt để cho phép mắt theo kịp với sự thay đổi vị trí cơ thể. Vì thế việc tổn thương não vô cùng nghiêm trọng.

Mất thăng bằng là những triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân sau chấn động não, hoặc chấn thương sọ não. Theo thống kê ước tính rằng, có ít nhất 30% người sống sót sau chấn thương sọ não sẽ gặp các vấn đề này.

Do chấn thương mắt

Hệ thống thị giác cũng góp phần vào việc giúp cơ thể giữ thăng bằng. Những chấn thương ở mắt, có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh làm ngắt nguồn thông tin tiếp nhận từ thị giác đến não bộ. Cơ thể có thể bị giảm thị lực một phần hoặc toàn bộ, phản xạ chậm trước những sự thay đổi của môi trường gây tình trạng mất thăng bằng.

Do dùng thuốc

Khoảng 50% các trường hợp mất thăng bằng là do dùng thuốc. Đặc biệt là người cao tuổi, vì nhóm người này dùng thuốc khá nhiều so với nhóm người trẻ tuổi. Nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc ngoài chỉ định hỗ trợ điều trị gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Một số loại thuốc huyết áp, các loại thuốc an thần cũng có thể gây tình trạng mất thăng bằng.

Do bị hội chứng rối loạn tiền đình

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai (hai bên). Có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi hệ thống tiền đình gặp phải những tác động xấu, có thể gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Giai đoạn đầu khiến cho người bệnh chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, ù tai, khó ngủ. Hoặc gây ra cảm giác mệt mỏi, giảm thị lực, thính giác kém. Ngoài ra triệu chứng có thể nặng hơn khi bệnh trở nặng như thiếu tập trung, giảm trí nhớ, cơ thể suy yếu.

Và nguy hiểm hơn nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh nặng. Với nguy cơ mắc các bệnh tai biến động mạch não, bệnh tim mạch, bệnh đa sơ cứng, u bướu não. Đặc biệt khi các triệu chứng rối loạn tiền đình thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh mất khả năng định hướng. Luôn cảm thấy buồn bực, chán nản hay cáu gắt…

Khi bị mất thăng bằng thì làm gì?

mat-thang-bang-lam-gi
Khi bị mất thăng bằng thì làm gì?
  • Dừng mọi hoạt động đang làm, nên ngồi nghỉ ngơi, cố gắng hít sâu thở chậm.
  • Nên ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao.
  • Tránh dùng thức uống có cồn và đồ uống có chứa caffeine. Như cà phê, trà đen, soda sủi bọt và nước tăng lực.
  • Đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể 2 lít mỗi ngày
  • Nên ăn nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc để bổ sung vitamin. Giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng mất thăng bằng là gì và những nguyên nhân gây ra mất thăng bằng. Từ đó biết cách để phòng tránh và xử lý khi bị mất thăng bằng đột ngột

Nếu bạn đã áp dụng những cách giảm triệu chứng mất thăng bằng cơ thể ở trên nhưng không hiệu quả, hoặc kèm theo những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình (hoa mắt, choáng váng, đau nặng đầu,…) thì hãy liên hệ đến LATIGG qua số Hotline: 0908 696 477 để được các chuyên gia tư vấn thêm về các điều trị nhé!

Chúc bạn sống khỏe, sống vui.

LATIGG

Khơi nguồn sức khỏe – Hạnh phúc dài lâu

Mời Bạn Tham Khảo Thêm:

  1. Bí quyết hiệu quả giúp đánh tan Rối Loạn Tiền Đình nhanh chóng.
  2. Chị Thảo Nguyên chia sẻ bí quyết hết Rối Loạn Tiền Đình sau 1 tháng điều trị.
  3. Sự thật về triệu chứng kinh hoàng của Rối Loạn Tiền Đình qua lời chia sẻ của người bệnh.
  4. Tiền Đình Hoàng – Lấy lại niềm tin trong việc điều trị Rối Loạn Tiền Đình.
  5. Bí quyết hết chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, cải thiện tuần hoàn máu lên não sau 7 ngày.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here