Dịch cân kinh vẫy tay là bài tập hỗ trợ hiệu quả nhất đối với người điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Không những thế, dịch cân kinh vẫy tay còn đem lại kết quả tuyệt vời cho các bệnh tật khác như táo bón, tiểu đêm, thiểu năng tuần hoàn não, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ, trĩ, mất ngủ, đái dầm, viêm đại tràng… Đây là bài tập đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao.

Đã có rất nhiều người thoát được căn bệnh nan y cũng như bệnh rối loạn tiền đình nhờ tập Dịch cân kinh vẫy tay. Chỉ là 1 phương pháp tập thể dục đơn giản, tại sao phương pháp này lại làm được điều này.

Nguyên lý trị bệnh của Dịch cân kinh vẫy tay là gì?

Dịch cân kinh, nếu làm đúng phương pháp thì chắc chắn người tập sẽ thấy được hiệu quả. Nếu không có bệnh gì thì khi tập phương pháp này da dẻ cũng hồng hào, ăn ngủ tốt lên, cơ thể vì thế mà dẻo dai, cường tráng.

Lợi ích mang lại khi tập bài Dịch cân kinh vẫy tay

– Khi tập phương pháp này, cơ thể được “vận hành” lưu thông huyết mạch tốt nhất. Các động tác đều đặn lặp đi lặp lại giúp kích hoạt hệ thần kinh thực vật làm việc tối ưu. Hệ vận mạch được tăng cường giúp đưa máu trao đổi chất đến tận cùng những mao mạch xa nhất.

– Đặc biệt tư thế đánh tay ra sau “hết cỡ” tạo góc 60 độ giúp lồng ngực được giãn nở tối đa, tạo điều kiện cho dưỡng khí tràn vào phổi dễ dàng. Cung cấp dưỡng chất dưỡng khí cho những vùng bị thiếu hụt xưa nay, như bệnh mạch vành, xơ vữa mạch máu, thiểu năng tuần hoàn não…

– Ngoài ra những động tác của Dịch cân kinh giúp “súc rửa” cơ thể (nhờ nửa lít nước và nhịn đói khi tập). Qua đó đào thải dần các độc tố ra ngoài qua đường mồ hôi. Vì thế gan và thận cũng được hỗ trợ tốt hơn. Nên làm việc thải độc hiệu quả hơn. Kết quả là cơ thể nhanh chóng phục hồi sinh lực. Từ đó tất cả các bất lợi, bệnh tật sẽ dần bị đẩy lùi.

loi-ich-bai-tap-dich-chan-kinh
Lợi ích mang lại khi tập bài Dịch cân kinh vẫy tay

Dịch cân kinh vẫy tay dưới góc độ của Đông y:

Dịch cân kinh cho phép “hội ngộ” âm – dương qua các đường kinh mạch chủ đạo là mạch Nhâm và mạch Đốc. Nhờ việc chạm lưỡi hướng vào huyệt Nhân trung. Kết nối âm dương từ phía dưới qua các huyệt Trường cường và Hội âm nhờ việc nhíu hậu môn trong lúc tập.

Khi âm dương được hòa hợp, giúp giải tỏa năng lượng, luân chuyển tuần hoàn, gia tăng nội khí, tăng cường sinh lực.

Với động tác vẫy tay của Dịch cân kinh, năng lượng vũ trụ sẽ vào cơ thể. Giúp điều chỉnh mọi bất ổn trong đó.

Dịch cân kinh khuyên người tập nên quay mặt về phía mặt trời để tập. Để nhận được năng lượng vũ trụ thông qua việc âm dương kết nối (mặt trời là dương, mặt người là âm).

Khi đã kết nối với vũ trụ, các động tác vẫy tay của phương pháp, năng lượng sẽ được “hút” vào huyệt Bách hội trên đỉnh đầu. Đây là một loại năng lượng quý mà con người không thể tự tạo ra. Cũng như không có trong thực phẩm hằng ngày. Chính năng lượng này giúp điều chỉnh những bất ổn trong cơ thể. Đưa con người dần trở về trạng thái ổn định không bệnh tật, tinh thần luôn sảng khoái, tự tại.

Như vậy bạn đã thấy Dịch cân kinh thực sự là một phương pháp hiệu quả. Chỉ cần chúng ta hiểu rõ nguyên lý trị bệnh để không bỏ qua các động tác quan trọng. Nếu kiên trì tập luyện mỗi ngày thì chắc chắn hiệu quả bất ngờ sẽ đến.

Dưới đây, Latigg sẽ hướng dẫn phương pháp tập dịch cân kinh vẫy tay cho người rối loạn tiền đình và một số lưu ý khi tập luyện bài tập này!

Phương pháp tập bài Dịch cân kinh vẫy tay

1. Đứng thế nào cho đúng

Đây là điểm quan trọng hàng đầu trong phương pháp tập dịch cân kinh vẫy tay.

– Khi tập Dịch cân kinh vẫy tay, mặt phải đối diện với mặt trời. Nếu tập vào ban đêm thì mặt hướng mặt về hướng Nam.

– Hai chân dang rộng bằng vai (cỡ 30 – 35 cm).

– Hai bàn chân song song hướng thẳng phía trước.

– Mười đầu ngón chân bám chặt xuống sàn nhà (có thể lót một miếng vải ngay dưới chân, hoặc đứng trên đôi dép mỏng và mềm, nhất là khi tập ngoài trời). Tránh đứng vào những chỗ ẩm ướt hoặc chân trần trên nền xi măng hay nền đất. Chỉ bám chân xuống sàn, không co quắp ngón chân.

– Dùng sức nhíu cơ vòng hậu môn lại và giữ “rút” nó lên một chút trong suốt thời gian tập. Đây là 1 điểm quan trọng của Dịch cân kinh vẫy tay. Cần lưu ý không được bỏ sót điều này khi tập.

2. Thả lỏng

Khi đã đứng – nhíu chắc chắn phía dưới, thì phía trên thả lỏng như “treo” vậy.

Đầu nhìn thẳng, mắt hướng ra xa, nhìn hơi lên một chút để tránh gục đầu.

Lưỡi chạm nhẹ chân nướu hàm trên. Răng khép nhẹ (không nghiến), môi khép nhẹ (không bặm). Hai bàn tay khép hờ các ngón tay (không xòe tay). Mu bàn tay quay về phía trước, các ngón tay để cong tự nhiên (không duỗi thẳng) và chuẩn bị tập.

bai-tap-dich-chan-kinh-vay-tay
Phương pháp tập bài Dịch cân kinh vẫy tay

3. Bắt đầu tập

Đưa hai tay ra trước nhẹ nhàng, khoảng 30 độ so với thân. Sau đó đánh hai tay cùng lúc về sau (hết cỡ) khoảng 60 độ so với trục thẳng đứng. Khi trả hai tay về phía trước (cùng lúc) thì không cần dùng lực, chỉ như quán tính mà tay đưa ra nhẹ 30 độ ra trước như lúc đầu. Đó là xong 1 nhịp, thời gian trung bình khoảng 1 giây cho 1 nhịp.

Nếu xét sự phân bố về lực, thì chúng ta đã dùng 7 phần lực (7/10) cho việc đứng trụ, bám sàn và nhíu cơ vòng hậu môn, làm cho ta có cảm giác việc “đứng tấn” rất chắc chắn. Còn lại 3 phần lực dùng cho việc “treo” phía trên và đánh tay đều đặn.

4. Nhịp thở

Về nhịp thở, không quan trọng phải thở đúng theo nhịp tay. Hãy để đầu óc nhẹ nhàng, thở thoải mái theo nhu cầu, không cần để tâm đến. Tâm trí không nên quá căng thẳng, hãy gác “chuyện đời” qua một bên, tốt nhất hãy nghĩ đến một đấng siêu nhiên mà mình đang tôn kính hoặc tập trung đếm số lần tập vẩy tay.

5. Thời gian tập

– Khoảng 1 tuần đầu, chỉ nên tập chừng 3-4 phút mỗi lần (khoảng 180 – 200 nhịp) rồi nghỉ. Mỗi ngày tập 2-3 lần như vậy.

– Sang tuần thứ hai tăng dần lên mỗi ngày tăng thêm 1 phút.

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà có thể tăng thời gian tập lên nhanh hơn.

Đích đến là đạt 30 phút mỗi lần tập (khoảng 1800 nhịp), sáng 1 lần, tối 1 lần.

Lưu ý khi tập dịch cân kinh vẫy tay:

– Khi tập Dịch cân kinh vẫy tay cần chú ý, nửa thân dưới vững chãi, nửa thân trên thả lỏng.

– Trước khi tập lúc sáng sớm, cần nhịn đói và uống nửa lít nước đun sôi để nguội. Đặc biệt chú ý là không uống nước đá.

– Khi tập xong lau khô mồ hôi, ngồi nghỉ ít nhất 30′ rồi mới đi tắm. Có thể chỉ cần lau mình lại bằng nước ấm.

– Buổi chiều, khi chuẩn bị tập, cũng nên uống nửa lít nước, không ăn no trước đó ít nhất 2 giờ. Tốt nhất là hãy nhịn đói mà tập đến khi xong rồi mới ăn là hay nhất.

luu-y-dich-chan-kinh-vay-tay
Lưu ý khi tập dịch cân kinh vẫy tay

Nếu tập đều như vậy trong vòng 1 tháng trở lên, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hẳn ra. Ăn ngủ rất tốt, bệnh tật đẩy lui hết. Đặc biệt là các triệu chứng của rối loạn tiền đình giảm rõ rệt.

Đối với những người mắc bệnh lý nặng hơn như u xơ, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư… cần tập kiên trì hơn, lâu hơn, và nhiều lần trong ngày hơn thì sẽ thấy được kết quả.

Tuy nhiên, ngoài việc tập dịch cân kinh vẫy tay, người bệnh cũng cần kết hợp với các phương pháp điều trị hiện tại như uống thuốc, sinh hoạt hợp lý… Dịch cân kinh sẽ giúp bệnh nhân mau đáp ứng, phục hồi sức khỏe.

Riêng đối với bệnh rối loạn tiền đình, Latigg khuyên bạn kết hợp tập bài Dịch cân kinh vẫy tay và sử dụng thuốc Đông Y Tiền Đình Hoàng. Đây là bài thuốc gia truyền 5 đời của dòng họ Văn Đức (Quảng Nam). Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều trị tận gốc chứng rối loạn tiền đình.

Bạn có thể liên hệ tổng đài 0908 696 477 để được tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc.

Latigg sẽ luôn đồng hành hỗ trợ bạn vượt qua mọi bệnh tật!

Chúc bạn luôn sống khỏe – sống vui!

Mời Bạn Tham Khảo Thêm:

  1. Bí quyết hiệu quả giúp đánh tan Rối Loạn Tiền Đình nhanh chóng.
  2. Chị Thảo Nguyên chia sẻ bí quyết hết Rối Loạn Tiền Đình sau 1 tháng điều trị.
  3. Sự thật về triệu chứng kinh hoàng của Rối Loạn Tiền Đình qua lời chia sẻ của người bệnh.
  4. Tiền Đình Hoàng – Lấy lại niềm tin trong việc điều trị Rối Loạn Tiền Đình.
  5. Bí quyết hết chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, cải thiện tuần hoàn máu lên não sau 7 ngày.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here