Hội chứng rối loạn tiền đình và những kiến thức cần biết

Rối loạn tiền đình là một hội chứng khiến cơ thể mất thăng bằng tư thế, chóng mặt, đau đầu… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy bạn đã thực sự hiểu hết về rối loạn tiền đình chưa? Nếu chưa hãy đọc ngay những nội dung trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

roi-loan-tien-dinh-va-nhung-dieu-can-biet
Hội chứng rối loạn tiền đình & những kiến thức cần biết

Phần I: Kiến thức tổng quan về hội chứng rối loạn tiền đình

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

– Tiền đình là:

Tiền đình chính là bộ phận nằm phía sau ốc tai, đóng vai trò trong việc duy trì sự cân bằng, đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể được vững vàng khi bạn di chuyển, cúi xuống, xoay người, nằm, đứng.

Khi cơ thể hoạt động ở nhiều tư thế khác nhau, dây thần kinh số 8 sẽ truyền dẫn thông tin điều khiển đến hệ thống tiền đình để thực hiện chức năng nghiêng, lắc theo các chuyển động để cơ thể được thăng bằng.

– Rối loạn tiền đình là gì, đối tượng bị rối loạn tiền đình:

Rối loạn tiền đình thực chất không phải là một căn bệnh, mà là hội chứng của nhiều biểu hiện khác nhau như: mất thăng bằng cơ thể, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, ù tai, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, đau đầu…

Đây là bệnh được đánh giá là không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi mắc phải rối loạn tiền đình, bạn rất dễ gặp phải những bệnh lý khác, nhất là các bệnh Tai Mũi Họng, thần kinh, tai biến mạch máu não, đột quỵ,… đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Bệnh lý này có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nhưng phổ biến hơn ở người thành niên, đặc biệt là người lớn tuổi.

Hãy lấy MÃ GIẢM GIÁ bên dưới để nhập vào đơn hàng sẽ được GIẢM 5%-10% giá trị đơn hàng.

Rối loạn tiền đình tiếng Anh là gì:

Bệnh rối loạn tiền đình tiếng Anh là Vertibular disorder hay Vetibular trouble

roi-loan-tien-dinh-la-gi
Cơ quan tiền đình và hội chứng rối loạn tiền đình là gì?

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm tổn thương dây thần kinh số 8, dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình và được chia làm 2 loại là: nguyên nhân tác động từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Cụ thể như sau:

– Ảnh hưởng của tuổi tác: Trải qua thời gian, các cơ quan trong cơ thể chúng ta bị lão hóa và dần bị suy giảm chức năng, việc lưu thông máu lên não cũng kém hơn. Khi não bộ không được cung cấp đủ máu để hoạt động thì rất dễ sinh ra chứng hoa mắt, chóng mặt. Tình trạng này kéo dài lâu ngày không được điều trị, chính là nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

– Bị stress (căng thẳng, lo lắng, mất ngủ…): Cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn tiền đình ở nhiều người. Stress là yếu tố khiến cơ thể bạn sản sinh ra hoocmon Cortisol – một loại hoocmon có thể dẫn đến các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… làm hệ thống thần kinh bị tổn thương, trong đó có dây thần kinh số 8. Khi dây thần kinh số 8 bị ảnh hưởng, hệ thống tiền đình không được tiếp nhận thông tin đúng cách dẫn đến mất thăng bằng trong hoạt động cơ thể.

– Ảnh hưởng của các bệnh lý: Huyết áp thấp, thiếu máu, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh, các bệnh về tim mạch, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u não…là nguyên nhân làm tắc nghẽn mạch máu. Khi máu không được cung cấp đủ đến hệ thống tiền đình, sẽ gây ra những triệu chứng đặc trưng của bệnh mà chúng ta thường nhắc đến.

– Những chấn thương: Thiếu máu ở phụ nữ sau sinh hoặc các chấn thương ở vùng đầu có thể gây tình trạng huyết ứ, não mạch trở trệ, cũng là nhân tố dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng ở nhiều người.

8-nguyen-nhan-dan-den-roi-loan-tien-dinh
8 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình

– Môi trường làm việc: Cuộc sống hiện đại, con người phải tiếp xúc với máy tính nhiều hơn, đặc biệt là dân văn phòng, những người lao động trí óc, làm việc với các con số hoặc ngồi lâu một chỗ,… là đối tượng có nguy mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao.

– Môi trường sống: Môi trường sống đảm bảo như thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá hoặc âm thanh quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình.

– Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt: Đối với những người ăn uống không điều độ, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cơ thể bị nhiễm độc hoặc uống quá nhiều thuốc,… cũng rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

– Áp lực quá lớn: Vận động thể trạng quá độ sẽ dẫn đến tổn thương Tỳ, khí huyết sinh không đủ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề, lâu ngày gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tiền đình. Là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở những người làm việc quá nhiều, không dành thời gian thư giãn, chăm sóc bản thân.

Ngoài ra, quan hệ tình dục không đều đặn hoặc quá độ cũng là một trong những nguyên nhân.

3. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình với các bệnh lý khác

3.1. Triệu chứng chung của rối loạn tiền đình:

– Chóng mặt:

chong-mat

Là triệu chứng đặc trưng và dễ nhận thấy nhất của người bệnh rối loạn tiền đình. Ban đầu có thể là các cơn chóng mặt xuất hiện thoáng qua, sau đó mức độ nặng cùng với tần suất sẽ tăng dần lên.

Bạn sẽ có ảo giác về việc chuyển động của mọi vật xung quanh, cảm giác xoay tròn, chuyển động thẳng, hoặc nghiêng ngả. Chóng mặt là sự là sự nhận thức về các chuyển động nhưng thực chất không có chuyển động nào xảy ra.

Các cơn chóng mặt xảy ra là do thần kinh não bộ bị chèn ép hay tổn thương dây thần kinh ngoại biên.

– Rối loạn thăng bằng:

roi-loan-thang-bang

Đây là triệu chứng đặc trưng thứ 2 và có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người bệnh có cảm giác lâng lâng, không thể đứng vững giống như bị say rượu, khi chuyển biến nặng có thể khiến người bệnh không đứng được.

Rối loạn nhẹ hoặc vừa sẽ có triệu chứng biểu hiện là đứng không vững, có ngã về một phía, bước đi loạng choạng…

Nguyên nhân gây ra sự mất thăng bằng này là do thông tin không được đồng bộ đến hệ thống tiền đình, do dây thần kinh số 8 bị tổn thương.

– Hoa mắt:

hoa-mat

Đi kèm với triệu chứng hoa mắt là xuất hiện các dao động nhịp nhàng không có chủ ý của hai mắt. Hai nhãn cầu (lòng đen của mắt) cứ vận động liên tục, có nhịp theo chiều ngang, dọc hoặc xoay tròn.

– Đau đầu:

dau-dau

Người bệnh rối loạn tiền đình thường xuất hiện cảm giác chóng mặt không xác định rõ, cảm thấy đầu lâng lâng, đau đầu, nặng nề và sợ ngã.

Đau đầu do rối loạn tiền đình rất khác biệt so với những cơn đau đầu thông thường. Thông thường người bệnh sẽ rất tỉnh táo, đầu không có cảm giác đau nhức dữ dội nhưng lại nặng trĩu như có vật nặng đè lên đầu, ép lại. Đi kèm theo triệu chứng đau đầu  là khó tập trung, bàn chân, bàn tay đổ mồ hôi. Các cơn đau đầu có thể tăng nặng nếu ở trong môi trường nhiều tiếng ồn.

– Một số triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh rối loạn tiền đình còn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác như: ù tai, giảm thính lực, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi, tái xanh, chóng mặt không xác định rõ, mất ý thức và đôi khi ngất..).

3.2. Phân biệt triệu chứng rối loạn tiền đình với các bệnh lý khác

– Đối với cảm giác mất thăng bằng: Người bệnh có thể nhận thức được mất thăng bằng xuất phát từ tiền đình, hoặc từ tiểu não, hệ thị giác.

– Luôn có cảm giác sợ hãi muốn té xuống, đứng hoặc đi lại không vững vàng.

– Cảm giác choáng váng, hoa mắt xuất hiện kết hợp với đầu óc quay cuồng, tối sầm, không kết hợp cùng với cảm giác xuất hiện ảo giác di chuyển của vật thể xung quanh (xảy ra khi não không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết). Đến cực điểm của bệnh là mất ý thức.

Bảng so sánh đơn giản để phân biệt chóng mặt tiền đình và không tiền đình

Chóng mặtTiền đìnhKhông tiền đình
Biểu hiệnQuay tròn, nghiêng ngả, vật thể xung quanh di chuyểnCảm giác bập bềnh
Tần suất xuất hiệnTheo từng cơnXuất hiện thường xuyên
Yếu tố ảnh hưởng đến chóng mặtCác cử động đầuCơ thể bị tổn thương, thở nhanh, thở gấp, tim đập bất thường
Triệu chứng đi kèmBuồn nôn, nôn ói, đi đứng lảo đảo, ù tai, suy giảm khả năng ngheĐổ mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay tê cứng không cử động được
Phân biệt chóng mặt tiền đình và không tiền đình

4. Một số cách đơn giản xác định chứng rối loạn tiền đình

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ mắc phải rối loạn tiền đình, bạn có thể thực hiện một số nghiệm pháp thử đơn giản sau:

Thử Romberg

thu Romberg

Bạn chỉ cần đứng thẳng, chụm 2 chân, 2 tay nắm vào nhau, ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt. Nếu cơ thể đứng vững khi mở mắt nhưng lại chao đảo, không vững vàng khi nhắm mắt, thì rất có khả năng bạn đang mắc phải chứng rối loạn tiền đình.

Thử chỉ ngón tay

thu chi ngon tay

Người bệnh ngồi trên một chiếc ghế, sau đó bác sĩ đưa 1 vật ra trước mặt. Khi bạn nhắm mắt và chỉ lệch về phí trước thì có khả năng cao sẽ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

Thử đi bộ

Bạn thử nhắm mắt rồi đi về một phía, khi đi lệch sang một bên có thể là mê đạo bên đó bị tổn thương và rất dễ nằm trong đối tượng đang mắc phải chứng rối loạn tiền đình.

Thử bước đi hình sao

Bạn nhắm mắt rồi bước đi 5 bước, sau đó lùi 5 bước. Nếu bước đi loạng choạng hình sao thì rất có thể đang mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

danh-than-roi-loan-tien-dinh-voi-2-hop

5. Phân loại bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại là: Rối loạn tiền đình trung ương và ngoại biên. Với mỗi loại sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

Rối loạn tiền đình ngoại biên

+ Định nghĩa:

Là loại rối loạn bên ngoài của các chức năng cấu trúc tai trong (chỗ các ống bán khuyên) hoặc dây thần kinh số 8.

+ Triệu chứng:

Bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên có biểu hiện đặc trưng nhất là chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Loại rối loạn tiền đình này được xem là lành tính, không gây nguy hiểm nhiều vì các cơn chóng mặt chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn. Những triệu chứng này khiến người bệnh khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt nhưng vẫn đi đứng được.  

Các cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại bệnh thường xuất hiện khi người bệnh chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi, ngồi lên đứng xuống hoặc chỉ đơn giản là lắc đầu.

Bên cạnh đó, một số trường hợp rối loạn tiền đình ngoại biên có thể gây ra những cơn chóng mặt nặng và kéo dài, thậm chí khiến người bệnh không thể chuyển đổi các tư thế hoặc đi đứng bình thường được. Lúc này, các cơn chóng mặt do bệnh thường kèm theo biểu hiện khác là nôn ói nhiều và kéo dài, giảm thính lực, ù tai, đau nặng đầu, choáng váng, hồi hộp, khó tập trung, sợ ánh sáng……

+ Nguyên nhân:

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên là do những tổn thương ở tai trong hoặc dây thần kinh số 8 do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân: viêm xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc, rượu gây tổn thương đến hệ thống tiền đình,…

roi-loan-tien-dinh-ngoai-bien
Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình trung ương

+ Định nghĩa:

Loại bệnh này là do tổn thương não gây ra, nghĩa là những tổn thương ở bên trong của hệ thần kinh trung ương.

+ Triệu chứng:

Đối với người bệnh rối loạn tiền đình trung ương, thường gặp phải những triệu chứng đặc trưng như: đi đứng khó khăn, hay bị choáng váng khi thay đổi tư thế, chóng mặt thường xuyên, đôi khi khó tập trung, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.

Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chủ quan không điều trị vì các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, chỉ đơn giản  như mất ngủ, mệt mỏi, sa sút tinh thần,…

Nhưng khi tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh nhân bị rối loạn tiền đình trung ương sẽ thấy mọi vật thể xung quanh không bình thường, có cảm giác lao đao khi trở mình, ngồi dậy khó khăn, đặc biệt là lúc mới ngủ dậy.

Nếu bệnh kéo dài trong một thời gian, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, đi đứng dễ ngã, chỉ nằm được ở một tư thế, nhìn mọi vật xung quanh thấy quay cuồng, đảo lộn, kèm theo đó là buồn nôn, nôn dữ dội gây mất nước và điện giải, dẫn đến dễ bị ngất xỉu,…

+ Nguyên nhân:

Rối loạn tiền đình trung ương xảy ra do sự tổn thương ở nhân tiền đình, đường liên hệ của các nhân ở dây tiền đình thân não và tiểu não.

roi-loan-tien-dinh-trung-uong
Rối loạn tiền đình trung ương
  • Tại sao chữa trị rối loạn tiền đình đơn giản thế này, sao giờ tôi mới biết
  • Mẹo chữa rối loạn tiền đình không tái phát

6.Phân biệt rối loạn tiền đình với thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não và rối loạn tiền đình là 2 tình trạng có triệu chứng gần như giống nhau. Chính vì vậy, rất nhiều người khi bị chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, đau đầu do rối loạn tiền đình thường nhầm lẫn thành thiếu máu lên não.

Nhầm lẫn tai hại này khiến nhiều người điều trị sai cách, dẫn đến không thuyên giảm bệnh mà còn khiến cho triệu chứng trở nên trầm trọng. Các chuyên gia cho biết, thiếu máu lên não chỉ là một nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiền đình và 2 tình trạng bệnh này là hoàn toàn không giống nhau.

Triệu chứng chung của rối loạn tiền đình và thiếu máu lên não:

– Đau đầu, chóng mặt (người bị thiếu máu lên não thường xuất hiện cơn chóng mặt nhẹ hơn).

– Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

– Suy giảm trí nhớ, hay quên và khó tập trung.

– Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn

– Sợ lạnh và sợ độ cao.

Có thể phân biệt những điểm khác nhau qua bảng so sánh sau:

Thiếu máu lên nãoRối loạn tiền đình
Nguyên nhân– Thiếu máu, huyết áp thấp.

– Tắc nghẽn động mạch do: cholesterol trong máu quá cao, cục máu đông.

– Lo âu, căng thẳng.

– Thiếu máu lên não.

– Các bệnh tim mạch, tai mũi họng, thần kinh làm tổn thương dây thần kinh số 8.

–  Huyết áp thấp, cao huyết áp

– Tuổi tác và các yếu tố bên ngoài.

Triệu chứng– Đau đầu thường là đau sau gáy hoặc nửa đầu.

– Có thể xác định được vị trí đau đầu.

– Có thể nhận thức được.

– Đứng lên ngồi xuống vững vàng.

– Không bị ù tai.

– Ít gặp thay đổi về tâm lý.

– Cơn đau đầu có thể lan khắp đầu, nặng đầu.

– Không xác định được vị trí đau đầu.

– Mất nhận thức hoặc ngất xỉu.

– Đứng lên ngồi xuống khó khăn, mất thăng bằng, lảo đảo.

– Bị ù tai

– Tâm lý thay đổi: lo âu, mất tự chủ, hoảng loạn, trầm cảm.

Biến chứngLâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn tiền đình.Các bệnh thần kinh, tai biến, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
roi-loan-tien-dinh-voi-thieu-mau-nao
Phân biệt rối loạn tiền đình với thiếu máu lên não

7.Nguy hiểm tiềm ẩn từ hội chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được đánh giá là một hội chứng khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên khó chịu, mệt mỏi và chán chường. Đặc biệt, nếu không chữa rối loạn tiền đình sớm, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại khó lường. Đây là những mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể được gây ra bởi chứng bệnh này:

– Gây mất tập trung vào công việc và cuộc sống:

mat-tap-trung
Bởi vì triệu chứng đặc trưng của rối loạn tiền đình là những cơn đau nặng đầu, choáng váng, mặt mày xây xẩm,… Nên khiến cho người bệnh rất khó tập trung vào công việc, ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh còn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, dễ nổi cáu và khó kiềm chế cảm xúc với những người xung quanh.

– Dễ bị té ngã:

de te nga
Người bệnh rối loạn tiền đình luôn gặp khó khăn trong việc đi đứng, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Điều này gây cản trở trong sinh hoạt hằng ngày và dễ dẫn đến việc té ngã. Nếu không may khi thức dậy vào buổi đêm, đang trên đường và điều khiển phương tiện giao thông hoặc máy móc có động cơ mạnh, các triệu chứng này xuất hiện thì hậu quả của nó sẽ vô cùng nguy hiểm.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực:

lang-tai
Tình trạng ù tai, suy giảm khả năng nghe do rối loạn tiền đình kéo dài sau một thời gian gây ảnh hưởng lớn đến thính lực. Trường hợp nặng còn có thể gây điếc đặc.

– Gây rối loạn tâm lý và trầm cảm:

tram-cam
Với những triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn tiền đình, khiến người bệnh luôn xuất hiện ảo giác, đầu óc quay cuồng nên có khả năng gây ra các ảnh hưởng như: tầm nhìn bị hạn chế, hay nhạy cảm với ánh sáng, mất tự chủ, lo âu, hoảng loạn, tự ti và thậm chí là trầm cảm,…

– Dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác:

benh-ly-nguy-hiem

Những triệu chứng của rối loạn tiền đình thường xuất hiện từng cơn, ban đầu có thể hồi phục dần nhưng đến giai đoạn nặng chúng để lại những di chứng như: lao đao, mất thăng bằng, mắt mờ nhòe, run rẩy, chân tay tê bì, suy yếu một thời gian, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Nếu để lâu, hội chứng này có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như: thần kinh, huyết áp thấp, bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nghiêm trọng nhất là đột quỵ, khiến người bệnh phải nằm liệt giường và thậm chí là tử vong.

Chính vì vậy, nếu phát hiện bản thân hoặc người nhà có những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Thì cần phải đi khám ngay nhằm xác định chính xác bệnh tình và tìm được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

8. Rối loạn tiền đình và nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Như đã nói ở phần trên, rối loạn tiền đình chính là con đường ngắn nhất dẫn đến đột quỵ. Trong khi nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh rối loạn tiền đình là do chứng thiếu máu não bởi các bệnh huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, thoái hóa cột sống cổ, chèn ép lên mạch máu làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu đến não.

Bạn có biết, các mạch máu ở não là hệ thống có cấu trúc phong phú, chúng có thể nhận tới 20-25% số lượng máu trong cơ thể để vận chuyển đến nuôi não. Chính vì vậy mà ở đây luôn diễn ra các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất liên tục. Điều này cúng khiến các gốc tự do được tạo ra liên tục.

Các gốc này sẽ phá hoại lớp nội mạc của mạch máu, làm tổn thương thành mạch máu, tạo môi trường thuận lợi cho chất béo, phospholipid, mỡ máu tập trung lại, hình thành mảng xơ vữa. Từ đó làm cho động mạch mang máu đến nuôi não bị chít hẹp lại, lưu lượng máu đến não sụt giảm nghiêm trọng, tạo ra hội chứng rối loạn tiền đình và đồng thời cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

roi-loan-tien-dinh-dan-den-dot-quy
Rối loạn tiền đình là con đường ngắn nhất dẫn đến đột quỵ

9. Những thực phẩm người rối loạn tiền đình nên và không nên ăn

Những thực phẩm nên ăn

– Thực phẩm giàu axit folic:

Rối loạn tiền đình gây ra là do sự tăng cao hàm lượng homocystein trong cơ thể. Tình trạng này lại xuất phát từ nguyên nhân lượng axit folic trong máu quá thấp. Do vậy mà người bị rối loạn tiền đình được khuyên nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu axit folic.

Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh nên dung nạp thêm ít nhất 400 microgram axit folic mỗi ngày thông qua việc ăn uống. Các thực phẩm chứa nhiều axit folic mà bạn nên ăn như: rau chân vịt, bánh mì, đậu trắng, lạc, nước ép cam, và mầm lúa mì.

axit-folic
Thực phẩm giàu axit folic

– Nhóm thực phẩm giàu chất xơ:

Các thực phẩm giàu chất xơ cũng rất cần thiết cho bệnh nhân mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình. Bạn có thể cung cấp chất xơ cho cơ thể qua các loại thực phẩm như: rau xanh, các loại hoa quả tươi,…

Chúng vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa tăng cường khả năng miễn dịch để cơ thể chống lại các triệu chứng của bệnh tốt hơn.

chat-xo
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

– Tăng cường bổ sung vitamin:

Vitamin là thành phần dinh dưỡng đặc biệt tốt và được bác sĩ khuyên người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung hằng ngày. Đây là những chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho hệ thống tiền đình. Các nhóm vitamin được khuyên dùng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình bao gồm:

vitamin-c

+ Vitamin C: Theo một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, một người được bổ sung đầy đủ 600mg vitamin C mỗi ngày kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng khác trong vòng 8 tuần có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả. Chính vì vậy, hãy cố gắng bổ sung loại vitamin này thông qua các thực phẩm như: ớt xanh, đu đủ và trái cây họ cam quýt nhé.

vitamin-D

+ Vitamin D: Đây là thành phần có tác dụng làm giảm, khắc phục tình trạng xơ cứng ở tai – một triệu chứng thường gặp ở người rối loạn tiền đình. Bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm như cá, sữa, trứng,… sẽ giúp bổ sung nguồn vitamin D dồi dào cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

vitamin-B6

+ Vitamin B6: Một loại vitamin có hiệu quả cao trong việc khắc phục triệu chứng chóng mặt. Bạn có thể tìm thấy chúng trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như: thịt gia cầm, sữa, phomai, đậu khô, rau bina và các loại hải sản.

folate

+ Folate: Folate là một vitamin mang đến công dụng giảm bớt các vấn đề mất cân bằng cơ thể ở người lớn tuổi, đồng thời cũng hỗ trợ sửa chữa các khiếm khuyết của hệ thống tiền đình. Để cung cấp đủ lượng Folate cho cơ thể, bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt cùng các loại rau trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

nhan-cam-nang

Những thực phẩm không nên ăn

– Mỡ động vật (lợn, bò…), bơ và kem sữa bò:

Đây là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo no, có thể làm tắc động mạch gây cản trở cho quá trình lưu thông máu đến não.

Khi ăn thịt, người rối loạn tiền đình chỉ nên ăn thịt nạc, đối với thịt gia cầm thì cần loại bỏ da. Nếu dùng sữa thì nên chọn loại sữa đã tách béo để hạn chế việc bổ sung những chất béo không tốt cho bệnh tình.

– Dầu cọ và dầu dừa:

Cũng là nhóm thực phẩm mà người bệnh rối loạn tiền đình nên hạn chế. Chúng có chứa nhiều trong các loại kem dùng để uống kèm với cà phê, sô cô la (như coffee creamers, coffee mate), kẹo chocolate, các loại bánh kem… 

– Bánh và thức ăn từ bơ thực vật dạng thỏi:

Các loại bánh nướng lò, khoai tây rán, mì ăn liền, cùng nhiều đồ ăn nhanh được chế biến sẵn khác,… là những nhân tố không tốt cho bệnh rối loạn tiền đình. Bởi trong chúng có chứa các axit béo dạng trans, làm tăng lượng cholesterol máu. Nếu bạn muốn ăn bơ thì hãy chọn loại bơ từ thực vật mềm.

Ngoài ra, người rối loạn tiền đình cũng được khuyên nên ăn thịt đỏ, thay vào đó hãy bổ sung thêm cá, các loại rau quả lành mạnh để hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

thuc-pham-khong-tot-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh
Những thực phẩm người rối loạn tiền đình không nên ăn

10. Những thói quen xấu khiến bệnh rối loạn tiền đình nặng hơn

– Thói quen xấu trong sinh hoạt:

Nhiều người bệnh rối loạn tiền đình không quan tâm đến sức khỏe của mình đã vô tình khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như làm việc quá nhiều, không cân bằng được giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn. Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc, thay đổi tư thế một cách đột ngột và quá mạnh,…

– Ít vận động:

Với những người ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng phải ngồi một chỗ và thường xuyên tiếp xúc nhiều với máy vi tính, tiếp xúc với máy lạnh. Nên cột sống vùng cổ rất dễ bị nhiễm lạnh, nếu kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến chứng be co thắt mạch cột sống thân nền. Điều này khiến cho quá trình lưu thông máu lên não bị suy giảm, dễ dẫn đến hoặc làm trầm trọng hơn chứng rối loạn tiền đình.

– Hút thuốc lá:

Trong thuốc lá có chứa thành phần nicotine, có khả năng làm tăng những triệu chứng bệnh. Nicotine được chứng minh là có thể làm thắt mạch máu, dẫn đến suy giảm việc cung cấp máu cho tai, đồng thời cũng gây ra sự gia tăng huyết áp trong một thời gian ngắn.

– Thường xuyên sử dụng đồ uống chứa chất kích thích:

Các thực phẩm và đồ uống chứa chất kích thích không tốt cho hội chứng rối loạn tiền đình như cafein, bia, rượu,… Cafein là thành phần khiến tăng tình trạng ù tai. Còn rượu, bia là những chất tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, từ đó sẽ gây các cơn đau đầu nặng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh:

Nếu thường xuyên sử dụng các món ăn và đồ uống có hàm lượng đường, muối cao, hoặc những thực phẩm chiên rán, cay nóng, nhiều dầu mỡ được chế biến sẵn tại cửa hàng, thức ăn vặt,… cũng khiến cho bệnh rối loạn tiền đình trở nên tồi tệ hơn.

– Lạm dụng các loại thuốc:

Việc sử dụng các loại thuốc kháng axit (chứa lượng lớn natri), kháng sinh và kháng viêm không steroid (NSAIDs), chẳng hạn như ibuprofen, sẽ có thể làm mất cân bằng điện giải và gây ra tình trạng ứ nước cho cơ thể.

thoi quen khien roi loan tien dinh nang hon
Thói quen xấu khiến bệnh rối loạn tiền đình nặng hơn

Phần II: Biện pháp phòng tránh và hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình

1. Một số thói quen tốt giúp phòng tránh rối loạn tiền đình

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

an-uong-lanh-manh
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người rối loạn tiền đình. Vì vậy hãy thực hiện chế độ ăn uống như sau trong thực đơn hằng ngày của mình:

– Ăn nhiều rau củ quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, nên ưu tiên chọn các loại rau họ cải bởi vì chúng chứa nhiều vitamin B1, B6, rất tốt trong việc cân bằng và duy trì trạng thái ổn định của bệnh rối loạn tiền đình.

– Nên ăn nhạt hơn một chút so với khẩu vị của những người bình thường. Đồng thời hạn chế tối đa các đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…

– Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Lời khuyên từ các chuyên gia dành cho bạn là nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày đối với người vận động bình thường. Nếu làm việc trong môi trường bị mất nước nhiều hoặc vận động mạnh thì có thể uống nhiều hơn.

– Nói không với các chất kích thích và thuốc lá.

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

sinh-hoat-nghi-ngoi-hop-ly
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Người bệnh cần phải đảm bảo xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể áp dụng theo một số điều sau đây:

– Không nên đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc liên tục. Nếu cần thì hãy thay đổi tư thế từ từ để tránh xây xẩm, té ngã.

– Tránh làm việc trong thời gian dài hoặc bị căng thẳng quá nhiều. Đối với dân văn phòng phải ngồi nhiều trước máy vi tính, cứ mỗi 1 – 2 tiếng, bạn cần phải đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng hoặc thay đổi góc nhìn nhằm giúp căng thẳng thần kinh khiến bệnh nặng hơn.

– Khi nằm ngủ, hãy để gối cao vừa phải nhằm giúp quá trình tuần hoàn máu tốt hơn.

– Trường hợp bị chóng mặt, mất thăng bằng đứng không vững,… thì không nên cố gắng tiếp tục vận động mà hãy ngồi nghỉ hoặc nằm xuống một lúc.

– Hạn chế lái xe và trèo cao khi thường xuyên bị chóng mặt, buổi tối thức dậy đi vệ sinh nên ngồi một lát để đầu óc tỉnh táo, ổn định tầm nhìn để tránh té ngã, đột quỵ nguy hiểm.

Tăng cường vận động thể dục, thể thao

tang-cuong-the-duc-the-thao
Tăng cường vận động thể dục, thể thao

Bạn cũng biết nếu mình thường xuyên ngồi máy tính, tính chất công việc ít vận động, thì máu huyết có khả năng bị tắt nghẽn, lưu thông không đều đến các cơ quan bộ phận khác của toàn cơ thể, đặc biệt là vùng não. Đó là lý do khiến khả năng tuần hoàn máu kém sẽ gây ra một số dấu hiệu không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe được biểu hiện ra bên ngoài.

Cách tốt nhất giúp bạn tràn đầy năng lượng làm việc tỉnh táo và năng động là hãy tập thể dục vào mỗi buổi sáng hoặc chiều tối. Đảm bảo rằng sau một tuần với hoạt động tập thể dục. Bạn sẽ thấy tình trạng sức khỏe cũng như chứng bệnh rối loạn tiền đình của mình được cải thiện rất nhiều.

Tránh thức khuya và ngủ đúng giờ

ngu-dung-gio-va-du-giac
Tránh thức khuya và ngủ đúng giờ

Cơ chế hoạt động của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm không gian, thời gian và môi trường bên ngoài. Vì thế, nếu bạn thường xuyên thức khuya và ngủ muộn thì đó chắc chắn là một trong những thói quen không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là nếu bạn đang bị rối loạn tiền đình.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc là một trong những thói quen tốt. Khi thực hiện đúng, nó sẽ giúp bạn một tinh thần tốt hơn cho ngày làm việc mới, cũng như cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… hiệu quả.

Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ

han-che-su-dung-thiet-bi-cong-nghe
Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ

Khi sử dụng các thiết bị công nghệ quá mức, không kiểm soát thì hệ thần kinh của bạn hoạt động liên tục, điều này làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Khi đến một giai đoạn nào đó, nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, thì chắc chắn rằng những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình cũng bị làm cho trầm trọng hơn.

2. Cách xử trí khi bị chóng mặt nặng, mất thăng bằng,…

Nếu người rối loạn tiền đình bị chóng mặt nặng, mấy thăng bằng, xây xẩm mặt mày, không đứng vững và có nguy cơ ngất xỉu, bạn cần tự mình hoặc nhờ người thân cần xử trí như sau:

– Khi bị xuất hiện các cơn chóng mặt khi đang làm việc, đặc biệt là những công việc nguy hiểm hoặc đang điều khiến các phương tiện giao thông, máy móc có động cơ mạnh thì nên dừng lại ngay.

– Người bệnh cần nằm ở nơi an tĩnh, không có tiếng động lớn. Nếu không thể tự đi lại thì nên nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, để họ dìu bạn ngồi xuống ghế hoặc nằm ở giường để nghỉ ngơi, lưu ý nên chọn nơi thoáng mát, rộng rãi và nhiều cây xanh…

– Lưu ý nằm ở tư thế thích hợp sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Tốt nhất nên nằm nghiêng về một phía bên trái, phải hoặc nằm ngửa, và hạn chế việc thay đổi tư thế vì có thể làm cho các tổn thương trần trọng và dễ bị ngất hơn.

– Không để ánh sáng đèn hoặc ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt, đầu bởi vì chúng có thể làm tăng thêm các triệu chứng choáng váng, mất thăng bằng, chóng mặt,… của người bệnh.

– Có thể thoa dầu gió lên vùng thái dương, đồng thời thực hiện xoa bóp một cách nhẹ nhàng.

xu-tri-khi-bi-chong-mat
Cách xử trí khi bị chóng mặt nặng, mất thăng bằng,…

– Trong trường hợp chóng mặt kèm theo buồn nôn thì không nên cố nhịn mà hãy nôn hết ra. Sau khi nôn phải uống bù nước cùng điện giải để tránh tình trạng mất nước của cơ thể. 

– Cho người bệnh uống xen kẽ một cốc sữa nóng nhỏ có đường đặc. Ngoài ra, người thân có thể cho người bệnh rối loạn tiền đình uống một số thức uống giúp lấy lại sự tỉnh táo nhanh hơn như: nước cam, chanh, gừng pha ấm, hoặc ăn kẹo socola… tránh tiếp xúc với các mùi kích thích (hóa chất, xăng dầu,…).

– Để hạn chế nguy hiểm và té ngã khi tham gia giao thông trên đường, khi nhận thấy có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, đau nhức đầu, người bệnh tuyệt đối không nên lái xe hoặc thực hiện những vận động mạnh.

Đối với các trường hợp sau khi xử trí mà cơn chóng mặt, choáng váng vẫn không suy giảm. Tốt nhất nên nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tiến hành kiểm soát biến chứng nguy hiểm kịp thời.  

danh-than-roi-loan-tien-dinh-voi-2-hop

3. Top 4 món ăn hằng ngày hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình cực hay

Dưới đây là 4 món ăn dễ làm có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả hơn. Được trích từ cuốn cẩm nang các món ăn tốt cho sức khỏe người rối loạn tiền đình do LATIGG tổng hợp. Bạn có thể tham khảo để thực hiện trong các bữa ăn hằng ngày:

  1. Thịt heo xào nấm đông cô

Nấm đông cô là một trong những loại thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng rất tốt cho bệnh tim mạch và hội chứng rối loạn tiền đình. Kết hợp xào thịt heo với nấm đông cô sẽ mang đến tác dụng kiện tỳ, bổ gan và dưỡng huyết.

thit-heo-xao-nam-dong-co

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Thịt cốt lết 200g

+ Đông cô (nấm hương) 100g

+ Cà rốt 100g

+ Gừng, hành, bột nêm, bột năng, bột tiêu vừa đủ

Quy trình thực hiện:

– Thịt cốt – lết thái sợi vừa ăn, nấm đông cô ngâm nước, rửa sạch rồi thái sợi

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào chờ đến khi nóng lên thì thêm nửa cho hành, gừng phi thơm.

– Tiếp đến cho thịt vào xào đều, cho thêm nấm đông cô, cà rốt sợi, bột nêm, bột tiêu vừa ăn vào xào đến khi thịt và nấm chín.

– Sử dụng bột năng để làm nước sốt cho món ăn thêm đậm đà và ngon miệng.

2. Canh bí thịt bằm mộc nhĩ

Mộc nhĩ có rất nhiều tác dụng: giúp giảm cholesterol trong máu, chứa lượng canxi tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng còn chứa vitamin B – loại vitamin cần thiết để hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.

Mộc nhĩ kết hợp với bí và thịt heo, không chỉ là một món ăn ngon, dễ nấu, tốn ít thời gian, mà còn giúp phát huy công dụng cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình tốt.

canh-bi-thit-bam

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Bí đao: 300g (khoảng 1 quả nhỏ)

+ Thịt nạc băm: 150g

+ Mộc nhĩ: 50g

+ Dầu ăn

+ Hành tím băm, ngò rí, các gia vị khác vừa đủ

Quy trình thực hiện:

– Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi cắt bỏ cuống, rửa sạch, sau đó thái nhỏ thành sợi vừa ăn.

– Bí đao gọt vỏ, cắt khúc dài khoảng từ 2-3 cm. Dùng dao nhọn khoét bỏ phần ruột và rửa lại bí cho sạch.

– Mộc nhĩ và thịt nạc băm cho vào tô, nêm muối, hạt nêm, tiêu vừa ăn và 1/2 hành tím, trộn đều hỗn hợp.

– Dùng thìa để lấy hỗn hợp mộc nhĩ và thịt nạc vừa tạo để nhồi vào từng miếng bí.

– Phi thơm 1/2 hành tím còn lại cùng với dầu ăn. Rồi đổ khoảng 800ml nước vào đun sôi. Đến khi nước sôi, bạn thả bí nhồi thịt vào và nấu đến khi bí vừa mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

3. Canh cải bó xôi thịt bằm

Cải bó xôi còn được gọi là rau bina, chúng chứa nhiều vitamin B6 và axit folic – 2 thành phần rất cần thiết cho người bị rối loạn tiền đình.

Đây là món ăn ngon, dễ nấu và quen thuộc với nhiều gia đình. Ăn món này thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe tiền đình và giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt.

canh-bo-xoi-thit-bam

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 500g cải bó xôi

+ 200g thịt heo

+ Đường, hạt nêm, muối, tiêu, bột ngột vừa đủ

+ Tỏi băm nhuyễn

Quy trình thực hiện:

– Cải bó xôi sau khi rửa sạch, đem cắt khúc vừa ăn. Thịt heo rửa sạch bằm nhỏ.

– Bắt nồi lên bếp, bật lửa rồi cho dầu ăn cùng tỏi bằm nhuyễn vào phi thơm. Cho thịt băm vào xào đến khi thịt săn lại, tiếp tục đổ một lượng nước vừa phải vào.

– Đợi nước sôi, bạn nêm gia vị lại cho phù hợp khẩu bị, cho cải bó xôi trộn đều đến khi nước sôi lại rồi tắt bếp. Rắc tiêu lên trên cho thơm.

  1. Trứng gà hấp nghệ và mật ong

Đây là 3 nguyên liệu chứa những thành phần đặc biệt tốt cho sức khỏe. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ mang đến tác dụng an thần, tăng cường thể lực, chữa suy nhược thần kinh, rất tốt cho những người lao động trí óc,…

trung-ga-hap-nghe-mat-ong

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 10 trứng gà

+ 100ml nước nghệ tươi

+ 100ml mật ong rừng nguyên chất

Quy trình thực hiện:

– Cho nước nghệ tươi cùng với mật ong và trứng gà vào máy xay sinh tố đánh lên.

– Sau đó đổ ra bát và cho vào nồi hấp cách thủy đến khi chín. Chia 10 phần và bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần. Ngày ăn 1 lần và tốt nhất là nên ăn vào khoảng 8 – 9 giờ tối.

nhan-cam-nang

4. 5 tư thế yoga tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình

Tư thế chân dựa tường

Đây là một tư thế giúp cơ thể bạn có được cảm giác thoải mái và tĩnh lặng nhất. Đồng thời, nó cũng vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.

– Điều bạn cần có để thực hiện động tác này là một bức tường. Hãy ngồi càng gần tường càng tốt, đưa 2 chân thẳng dựa vào tường.

– Để tăng thêm sự thoải mái, bạn có thể dùng một tấm mền gấp nhỏ để tựa dưới mông và lưng.

– Nhắm mắt và hít thở để thư giãn, giữ tư thế này càng lâu thì hiệu quả càng tốt.

chan-dua-tuong
Tư thế chân dựa tường

Tư thế trái núi

Tư thế này giúp thư giãn và thả lỏng toàn thân, có tác dụng giúp người bệnh rối loạn giữ thăng bằng tốt hơn, hạn chế được các cơn chóng mặt, choáng váng.

– Toàn thân đứng thẳng, lưu ý hai bàn chân song song và tách rộng bằng vai (tư thế này giúp người tập giữ thăng bằng tốt hơn).

– Bắt đầu hít sâu, rồi hóp bụng dưới và nâng cao lồng ngực, 2 tay vươn lên trên để thẳng qua khỏi đầu, kẹp sát vào 2 tai, 2 bàn tay chắp lại với nhau, khuỷu tay thẳng thả lỏng. Đồng thời rướn dài các đốt sống lên cao. Giữ ở tư thế này từ 1 – 3 phút và hít thở đều.

– Cuối cùng bạn thở ra và hạn 2 tay xuống một cách từ từ, thả lỏng cơ thể.

tu-the-trai-nui

Tư thế cúi đầu nghỉ

Tư thế này mang đến cho bạn một cảm giác thư giãn tuyệt vời, giúp loại bỏ áp lực lên cổ tay và 2 tay bằng cách cúi đầu và tựa thân người lên cẳng tay. Đồng thời, cúi đầu cũng thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới não tốt hơn, giúp bạn giảm bớt các cơn đau đầu.

– Bạn duỗi thẳng chân, đẩy mông lên cao và cúi đầu xuống dưới. Hai tay chống đưa bàn tay hướng về phía trước.

– Giữa nguyên tư thế và hít thở sâu, để cho đầu thả lỏng xuống phần giữa hai vai.

gap-nguoi-ve-phia-truoc
Tư thế cúi đầu nghỉ

Tư thế gập người về phía trước

Tư thế đứng gập người là một trong những cách thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não tốt hơn.

– Để bắt đầu bài tập, bạn đứng thẳng, dang hai chân rộng bằng vai, thả lỏng tay xuôi thân mình.

– Sau đó hít vào và nâng hai tay di chuyển qua khỏi đầu để kéo duỗi các đốt sống lên cao. Kết hợp thở ra, hóp bụng và vươn người dài.

– Tiếp đến gập người về phía trước, rồi từ từ cúi xuống cho hai tay chạm sàn, nếu không thể chạm sàn bạn hãy âm 2 tay vào cổ chân. Thả lỏng đỉnh đầu, cổ ở tư thế này khoảng 1-3 phút, hít thở sâu.

– Tuy nhiên, khi tập động tác này nếu thấy xuất hiện cảm giác choáng nhẹ, bạn hãy đặt tay lên gối rồi nâng người dậy từ từ, tráng việc đứng dậy đột ngột vì có thể khiến bệnh nặng thêm.

gap nguoi
Tư thế gập người về phía trước

Tư thế ngồi ưỡn ngực

Động tác thể dục này có tác dụng giúp đầu bạn nhẹ nhàng hơn, giảm áp lực trên lưng. Nếu thực hiện thường xuyên sẽ giảm cảm giác đau đầu và choáng váng.

– Bạn ngồi trên hai gót chân, rồi đặt hai tay sau khoảng 25cm, cong cổ về phía sau.

– Hãy giữ nguyên tư thế ngồi ưỡn ngực trong 5 nhịp thở hoặc cho đến khi nào bạn cảm thấy các bộ phận lưng, đầu, cổ thoải mái là được.

ngoi uon nguc
Tư thế ngồi ưỡn ngực

5. Day ấn huyệt và xoa bóp thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não

Bóp mạnh 2 huyệt toán trúc

Huyệt Toán Trúc (còn có các tên gọi khác: Toàn Trúc, Dạ Quang, Minh Quang, My Đầu, Viên Tại, Viên Trụ,…). Là một huyệt nằm ở đầu của hai lông mày, chỗ lõm đầu trong chân mày và thẳng trên góc mắt trong.

Theo y học cổ truyền, huyệt này có công dụng khử phong khí, làm sáng mắt. Tác động vào huyệt toán trúc sẽ mang đến hiệu quả chữa các bệnh như đau đầu, hoa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, liệt dây thần kinh mặt…

Do vậy, khi bóp mạnh vào 2 huyệt Toán Trúc, sẽ mang đến hiệu quả giảm các triệu chứng đau đầu, choáng váng, mờ mắt của bệnh rối loạn tiền đình.

bop-manh-huyet-toan-truc

Thao tác thực hiện:

– Hãy chọn cho mình tư thế thoải mái, tốt nhất hãy ngồi thẳng lưng trên ghế tựa và thư giãn toàn thân.

– Hai mắt khép hờ, đồng thời tâm trí tập trung vào việc tiến hành động tác.

– Sử dụng 2 ngón tay, gồm ngón tay cái và ngón trỏ để day bóp mạnh cả hai huyệt toản trúc cùng một lúc.

– Thực hiện khoảng 10 lần.

Bài tập vẩy tay

Bài tập vẩy tay hay còn gọi là dịch cân kinh cho người rối loạn tiền đình, tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ tốt.

Khi tập cơ thể bạn sẽ được “vận hành”, từ đó giúp thúc đẩy lưu thông huyết mạch. Các động tác đều đặn và lặp đi lặp lại giúp kích hoạt giúp hệ thần kinh thực vật làm việc tối ưu hơn. Nhờ vậy mà bài tập vẩy tay có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả:

vay-tay

Thao tác thực hiện:

– Bạn hãy chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát để thực hiện bài tập này. Tốt nhất hãy tập lúc bụng không no.

– Trước tiên, hãy đứng thẳng người, dang hai bàn chân rộng bằng vai, lưu ý mười đầu ngón chân phải bám chặt xuống nền nhà để đứng vững vàng hơn.

– Ngậm miệng, đưa lưỡi cong lên trên để đụng với nướu răng hàm trên và hai mắt nhìn thẳng về phía trước. Sau đó từ từ đưa hai tay về trước hợp với thân một góc 30 độ, các ngón tay khép kín và hai bàn tay song song với nền.

– Tiếp đến bạn vẩy mạnh hai tay ra sau sao cho hợp với thân mình một góc khoảng 60 độ. Lòng bàn tay hướng lên trên và hãy nhớ phải làm hết sức mình, lúc này nhíu hậu môn lại rồi đưa hai tay về phía trước thì được tính là 1 lần vẩy tay.

Lúc đầu mới thực hiện bạn chỉ nên tập trong thời gian ngắn, khoảng vài trăm cái rồi sau đó tăng dần lên. Mức độ tốt nhất của bài tập vẩy tay này là khoảng 1.800 đến 2.000 cái trong 30 phút.

Chà mạnh vào 2 bên tai

Tiền đình là một bộ phận nằm ở sau hai bên ốc tai, có vai trò giữ vững thăng bằng tư thế, đồng thời phối hợp các cử động mắt, đầu và thân mình.

Chính vì vậy, động tác chà mạnh vào 2 bên tai sẽ mang đến hiệu quả tăng cường lưu thông máu đến bộ phận ốc tai và tiền đình, hỗ trợ giữ thăng bằng cho cơ thể tốt hơn.

cha-sat-2-ben-tay

Thao tác thực hiện:

– Đầu tiên bạn cũng ngồi ở tư thế thoải mái và thả lỏng toàn thân.

– Úp 2 bàn tay vào 2 bên tai, tiến hành động tác chà mạnh vào vành tai theo vòng tròn.

– Thực hiện trong khoảng 10 lần.

Xoa bóp các vùng trên đầu và mặt

Các bài tập xoa và ấn các vùng trên đầu và mặt mang đến rất nhiều hiệu quả tích cực cho người bệnh rối loạn tiền đình. Một số công dụng phổ biến là: điều hòa khí huyết, định thần, tăng cường máu lên não, trị chứng đau đầu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn,…

Thao tác thực hiện:

day-an-chan-toc

+ Ấn day chân tóc: Dùng đầu ngón tay ấn vùng chân tóc theo hình lò xo. Lưu ý nếu điểm nào càng ấn càng cảm thấy đau, khó chịu, thì càng được day mạnh trong khoảng thời gian ngắn, từ 30-60 giây. Ở những điểm cảm thấy dễ chịu hơn, có nghĩa là bệnh đã tái phát nhiều lần và đã lâu nên bạn chỉ cần ấn nhẹ trong khoảng thời gian 2 – 3 phút là được.

xoa-o-mat

+ Xoa hai ổ mắt: Dùng hai ngón tay trỏ và  ngón giữa xoa vòng quanh mắt, lưu ý úp 2 bàn tay và thực hiện theo chiều kim đồng hồ nhưng không đè mạnh vào mắt. Thực hiện xoa mỗi lần khoảng 20 – 30 vòng là đủ.

bop-dau

+ Bóp đầu: Để 2 tay lên đầu, đặt ngón tay cái về một bên và các ngón tay còn lại ở một bên. Tiến hành động tác bóp theo hướng từ dưới lên trên, thực hiện càng nhịp nhàng càng tốt.

+ Xoa trán: Sử dụng 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út chụm lại và xoa toàn bộ trán. Thực hiện theo hướng xoa 20 – 30 lần, rồi xoa miết dọc hai bên cung lông mày.

6. Ngâm chân cũng là phương pháp hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình đơn giản

Bên cạnh các phương pháp xoa bóp, ấn huyệt, ngâm chân cũng là một trong những cách đơn giản và rất tốt cho người mắc hội chứng rối loạn tiền đình.

Theo Đông y, chóng mặt là một trong những triệu chứng chính của rối loạn tiền đình. Các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, ù tai,… do bệnh phần lớn do đàm hiệp hỏa đưa lên. Chính vì vậy, khi ngâm chân nước ấm sẽ mang đến tác dụng dẫn hỏa đi xuống, đàm hỏa giảm và tăng cường máu lên não.

Bạn chỉ cần thực hiện phương pháp ngâm chân đơn giản như sau: Tiến hành ngâm chân trong nước ấm nhiệt độ từ 40 – 45 độ C trong vòng 20 – 30 phút. Ngày có thể thực hiện một vài lần để giảm các cơn chóng mặt, căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu và những chứng hư hỏa khác một cách hiệu quả.

ngam-chan-bang-nuoc-nong-chua-roi-loan-tien-dinh
Ngâm chân bằng nước nóng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Phần III: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiền Đình Hoàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe “TIỀN ĐÌNH HOÀNG” là một sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình, (hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, hồi hộp, khó thở) đồng thời mang đến tác dụng bổ tỳ, lưu thông khí huyết, trị suy nhược thần kinh.

Tiền Đình Hoàng còn kết hợp với yếu tố gia truyền từ 5 đời của dòng họ lương y Văn Đức Nhật (hay còn được gọi là thầy Mân – Thăng Bình, Quảng Nam)

THÔNG TIN SẢN PHẨM

THÀNH PHẦN: từ 100% thảo dược thiên nhiên

    • Thục địa ………………………….. 200mg
    • Bạch truật …………………………. 90mg
    • Mạch môn …………………………. 90mg
    • Bạch linh …………………………… 60mg
    • Ngưu tất ……………………………. 60mg
    • Bạch thược ………………………… 60mg
    • Ngũ vị tử …………………………… 60mg
    • Thiên ma …………………………… 60mg
    • Bạch quả …………………………… 60mg
    • Đan sâm  …………………………… 60mg
    • Táo nhân …………………………… 30mg
    • Nhục quế …………………………… 15mg
    • Phụ liệu: Tinh bột, chất chống đông vốn,
  • bột talc (553(iii)) vừa đủ 1 viên

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  TIỀN ĐÌNH HOÀNG hỗ trợ giảm các triệu chứng về rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, say xẩm mặt mày, hồi hộp, khó thở, đau đầu, mất ngủ.

Ngoài ra, còn có tác dụng bổ tỳ, trị suy nhược thần kinh, lưu thông khí huyết giúp ăn ngủ được và tăng cường sức khỏe.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Người bệnh rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, hay hồi hộp, mất ngủ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không dùng cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng. Người đang chảy máu, trước và sau phẫu thuật không nên sử dụng sản phẩm.

CÁCH SỬ DỤNG:

Ngày uống 2 lần (sáng, chiều) mỗi lần 2-4 viên  sau khi ăn 2 tiếng

BẢO QUẢN:

Để nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30◦C, tránh ánh nắng mặt trời. Để xa tầm tay trẻ em

DẠNG BÀO CHẾ VÀ QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nang

Chai trọng lượng tịnh 400g (120 viên nang)

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

THÔNG TIN LIÊN HỆ

SẢN XUẤT TẠI: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN LATIGG

Địa chỉ : 585/32/16 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Số CB: 02:2017/CBPH-LATIGG

Số XNCB: 2225/2018/ATTP-XNCB

PHÂN PHỐI: CÔNG TY CỔ PHẦN LATIGG

Địa chỉ: tòa nhà Vacation, 17-19 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Website: www.roiloantiendinh.com

LIÊN HỆ HỖ TRỢ TƯ VẤN:

Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi bằng một trong các cách sau:

– Gọi vào số hotline: 0908 696477

– Tới văn phòng CÔNG TY CỔ PHẦN LATIGG tại địa chỉ: tòa nhà Vacation, 17-19 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

“Thời gian – Tác dụng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.”

“Thực phẩm không phải là thuốc và không tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh .”