Rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến, không chỉ gặp ở người già mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải. Do đó, việc tìm hiểu những mẹo hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình là điều cần thiết để đối phó với những biểu hiện của bệnh này. 

meo-chua-roi-loan-tien-dinh
Mẹo hỗ trọ chữa rối loạn tiền đình tại nhà

Chào bạn!

Bệnh tiền đình được gây ra do hệ thống tiền đình ở phía sau 2 ốc tai bị suy giảm chức năng. Rối loạn tiền đình với những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất thăng bằng… gây ra những phiền toái không nhỏ cho đời sống, sinh hoạt và công việc của mọi người. Để chữa  bệnh đòi hỏi phải có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cùng với uống thuốc phù hợp. Dưới đây là một số mẹo hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình tại nhà rất hay mà bạn nên biết:

1. Mẹo ăn uống cho người rối loạn tiền đình

Để hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình, người bệnh nên thường xuyên thực hiện theo chế độ ăn uống sau:

– Nên ăn:

  • Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Đặc biệt, ăn nhiều các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu lên não (ít nhất là 1,5 lít/ngày).

– Không nên ăn:

  • Các loại nước ngọt, cà phê, rượu bia, thuốc lá…
  • Các loại đồ hộp và mắm mặn. Ăn nhạt hơn so với khẩu vị của người bình thường.
  • Đồ ngọt, đồ chiên rán.
che-do-an-uong-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh
Chế độ ăn uống cho người rối loạn tiền đình

2. Mẹo sinh hoạt, nghỉ ngơi dành cho người bệnh rối loạn tiền đình

Một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình hỗ trợ chữa bệnh rối loạn tiền đình.

– Người bệnh nên:

  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Các bài tập như yoga, đi bộ… là các bài tập phù hợp cho bệnh rối loạn tiền đình.
  • Nằm nghỉ 10′ sau khi tập xong
  • Tăng cường vận động trong ngày nếu có thể.
  • Tránh việc đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột
  • Khi nằm ngủ, nên để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn
  • Trước khi ngủ có thể uống một cốc nước ấm, rất tốt cho cơ thể.
  • Trường hợp bạn cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… Bạn nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc

– Không nên:

  • Làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, cứ mỗi 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại. Hoặc bạn nên thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.
  • Các hoạt động lái xe, trèo cao…
  • Nằm ngủ nơi có nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh
che-do-sinh-hoat-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh
Chế độ sinh hoạt cho người rối loạn tiền đình

3. Phương pháp hỗ trợ chữa bệnh tự nhiên

– Ngâm chân bằng nước nóng

Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C và ngâm từ 20 – 30 phút. Cách này rất đơn giản mà có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả.

– Day ấn huyệt

Bạn dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan,  tam âm giao… mỗi lần từ 5 – 10 phút. Cách này có tác dụng kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.

– Phương pháp tự xoa bóp

Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,… bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, 2 bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút. Làm vậy sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.

mot-so-bai-tap-ho-tro-roi-loan-tien-dinh
Bài tập hỗ trợ cho người rối loạn tiền đình

4. Tập dịch cân kinh vẩy tay hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình:

– Đứng thế nào cho đúng?

  • Bạn nên chọn hướng đứng đối diện với mặt trời, nếu là ban đêm thì hướng mặt về hướng Nam.
  • Hai chân dang rộng bằng vai (cỡ 30 – 35cm). Hai bàn chân song song hướng thẳng phía trước.
  • Mười đầu ngón chân bám chặt xuống sàn nhà. Tránh đứng vào những chỗ ẩm ướt hoặc chân trần trên nền xi măng hay nền đất. 
  • Khi mười đầu ngón chân đã bám chặt xuống sàn (chỉ bám xuống, không co quắp ngón), cùng lúc dùng sức nhíu cơ vòng hậu môn lại và giữ “rút” nó lên một chút trong suốt thời gian tập. Đây là 1 điểm quan trọng của bài tập vẩy tay cần được lưu ý không được bỏ sót khi tập phương pháp này

– Thả lỏng

  • Khi đã đứng – nhíu chắc chắn phía dưới, thì phía trên thả lỏng như “treo” vậy. Đầu nhìn thẳng, mắt hướng ra xa. Mắt nhìn hơi lên một chút để tránh gục đầu.
  • Lưỡi chạm nhẹ chân nướu hàm trên. Răng khép nhẹ (không nghiến), môi khép nhẹ (không bặm).
  • Hai bàn tay khép hờ các ngón tay (không xòe tay).
  • Mu bàn tay quay về phía trước, các ngón tay để cong tự nhiên (không duỗi thẳng) và chuẩn bị tập.

– Bắt đầu tập

  • Đưa hai tay ra trước nhẹ nhàng, khoảng 30 độ so với thân.
  • Đánh hai tay cùng lúc về sau (hết cỡ) khoảng 60 độ so với trục thẳng đứng và khi trả hai tay về phía trước (cùng lúc) thì không cần dùng lực, chỉ như quán tính mà tay đưa ra nhẹ 30 độ ra trước như lúc đầu.
  • Đó là xong 1 nhịp, thời gian trung bình khoảng 1 giây cho 1 nhịp.
  • Nếu xét sự phân bố về lực, thì chúng ta đã dùng 7 phần lực (7/10) cho việc đứng trụ, bám sàn và nhíu cơ vòng hậu môn, làm cho ta có cảm giác việc “đứng tấn” rất chắc chắn. Còn lại 3 phần lực dùng cho việc “treo” phía trên và đánh tay đều đặn.
mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà
Tập dịch cân kinh vẫy tay hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình tại nhà

– Nhịp thở

  • Về nhịp thở, không quan trọng phải thở đúng theo nhịp tay.
  • Hãy để đầu óc nhẹ nhàng, thở thoải mái theo nhu cầu, không cần để tâm đến.
  • Tâm trí không nên quá căng thẳng, hãy gác “chuyện đời” qua một bên.
  • Tốt nhất hãy nghĩ đến một đấng siêu nhiên mà mình đang tôn kính hoặc tập trung đếm số lần tập vẩy tay.

– Thời gian tập

  • Lúc mới tập trong khoảng 1 tuần đầu tiên chỉ nên tập chừng 3-4 phút mỗi lần (khoảng 180 – 200 nhịp). Mỗi ngày tập 2-3 lần.
  • Bắt đầu từ tuần thứ hai tăng dần lên mỗi ngày tăng thêm 1 phút. Tùy theo thể trạng và khả năng của mỗi người. Có thể tăng thời gian tập lên nhanh hơn. Cần đạt đến 30′ cho mỗi lần tập (khoảng 1800 nhịp). Tập sáng 1 lần, tối 1 lần như vậy là tốt.

– Lưu ý

  • Trước khi tập lúc sáng sớm, cần nhịn đói và uống nửa lít nước đun sôi để nguội (không uống nước đá).
  • Khi tập xong lau khô mồ hôi, ngồi nghỉ ít nhất 30 phút rồi mới đi tắm, có thể chỉ cần lau mình lại bằng nước ấm, thay đồ và đi ăn sáng, sinh hoạt bình thường. 
  • Đến chiều, khi chuẩn bị tập, cũng nên uống nửa lít nước.
  • Không ăn no trước đó ít nhất 2 giờ, tốt nhất hãy nhịn đói mà tập đến khi xong rồi mới ăn là hay nhất.
  • Nếu tuân thủ tập đều như vậy trong vòng 1 tháng trở lên, chúng ta sẽ thấy cơ thể khỏe hẳn ra, ăn ngủ rất tốt, bệnh tật đẩy lui hết.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có sức khỏe tốt hơn!

Mời Bạn Tham Khảo Thêm:

  1. Bí quyết hiệu quả giúp đánh tan Rối Loạn Tiền Đình nhanh chóng.
  2. Chị Thảo Nguyên chia sẻ bí quyết hết Rối Loạn Tiền Đình sau 1 tháng điều trị.
  3. Sự thật về triệu chứng kinh hoàng của Rối Loạn Tiền Đình qua lời chia sẻ của người bệnh.
  4. Tiền Đình Hoàng – Lấy lại niềm tin trong việc điều trị Rối Loạn Tiền Đình.
  5. Bí quyết hết chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, cải thiện tuần hoàn máu lên não sau 7 ngày.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here